Chất lượng nước quyết định hiệu quả sử dụng thức ăn, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm, là yếu tố quan trọng nhưng khó dự đoán và khó kiểm soát.

Người nuôi tôm thường nói: “Nuôi tôm là nuôi nước”, để tôm phát triển bình thường thì nguồn nước phải sạch, không bị ô nhiễm. Chất lượng nước phụ thuộc vào nguồn nước, chất đất, chế độ ăn, thời tiết, công nghệ và quản lý ao nuôi. Ngoài ra, đánh giá chất lượng nước bằng nhiều thông số sinh, hóa, lý khác nhau và cần được kiểm tra liên tục để có thể xử lý nước kịp thời.

Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao nuôi tôm

Oxy hòa tan, BOD, COD

Oxy hòa tan là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất và ảnh hướng rất lớn đến chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi tôm. Hàm lượng oxy hòa tan cần duy trì ổn định mức từ 4 mg/l trở lên, nhằm đảm bảo lượng oxy cho tôm, khi hàm lượng oxy dồi dào tôm sẽ ăn nhiều hơn, phát triển tốt hơn.

Khi nuôi tôm cần có hệ thống oxy dự phòng, tránh trường hợp xảy ra sự cố, không có hệ thống phụ thay thế sẽ rất nguy hiểm đến quá trình hô hấp của tôm. Oxy là sự sống, hệ thống oxy phải đảm bảo hoạt động tốt 24/24 giờ. Vì vậy, cần lắp dàn quạt nước nhằm tạo dòng, không phân tầng nước, kết hợp hệ thống sục khí oxy đáy để giải phóng khí độc, hạn chế sự phát triển của tảo dày đặc làm mất oxy ao nuôi tôm.

BOD (nhu cầu oxy sinh học) là lượng oxy mà các sinh vật phù du và vi khuẩn tiêu thụ. COD là lượng oxy cần thiết để chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thành CO2. COD càng cao thì nước càng giàu các hợp chất hữu cơ, nghĩa là càng bẩn và làm oxy hòa tan giảm.

BOD và COD ít khi được dùng để quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi, nhưng được dùng để quản lý nước thải. Việc xác định BOD và COD phải được tiến hành trong các phòng thí nghiệm có đủ điều kiện. Tiêu chuẩn Việt Nam quy định cho nước thải từ các ao nuôi tôm thì BOD không được vượt quá 50 mg/l và COD không được vượt quá 150 mg/l.

pH

pH thấp làm giảm quá trình tích trữ khoáng trong cơ thể tôm làm tôm mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, ngăn cản quá trình tạo các mô của sinh vật. pH phụ thuộc rất lớn quá trình quang hợp và hô hấp. Vì vậy, kiểm soát pH cần thông qua kiểm soát mật độ tảo trong ao và lượng CO2 tạo ra do quá trình hô hấp. Nước có pH  thấp tảo kém phát triển, ngoài ra các động vật phù du làm thức ăn tôm cá thường phát triển tốt trong nước có pH hơi kiềm. Mật độ tảo càng cao thì biến động pH trong ngày càng lớn. Kiểm soát được pH trong khoảng 7,5 – 7,8 và biến động trong ngày của pH<0.5 là tối ưu nhất.  Có thể đo pH bằng máy đo hay bút đo. Ưu điểm dùng bút và máy đo là các bước đo rất nhỏ, tăng từng 0,1 độ pH, ví dụ 7,0 – 7,1 – 7,2. Tuy nhiên để có được giá trị đúng thì phải thường hiệu chỉnh 1 tuần/lần. Độ mặn Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm cũng như chất lượng nước trong ao. Đối với tôm thẻ chân trắng độ mặn tốt nhất là 10 – 15‰, với tôm sú độ mặn thích hợp là 8 – 20‰. Người nuôi có thể kiểm tra độ mặn của nước thường xuyên bằng tỷ trọng kế, khúc xạ kế hay các loại máy đo kỹ thuật để theo dõi và có biện pháp khắc phục phù hợp. Độ kiềm Độ kiềm là thước đo khả năng giữ pH ổn định và được tính bằng đơn vị mg/l CaCO3 . Độ kiềm cho ao tôm nên trong khoảng 100 – 150 mg/l. Độ kiềm cao thì pH ít dao động. Độ kiềm thấp thì pH thay đổi mạnh, bất lợi cho tôm.  Để kịp thời phát hiện những biến đổi độ kiềm trong ao, người nuôi tôm cần đo độ kiềm thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày. Ba phương pháp đo độ kiềm thường được áp dụng là phương pháp chuẩn độ, sử dụng máy đo và sử dụng bộ Test Kit.  Phương pháp đo chuẩn độ: Yêu cầu độ chính xác cao, thường được áp dụng trong các phòng thí nghiệm.>< 0.5 là tối ưu nhất.

Có thể đo pH bằng máy đo hay bút đo. Ưu điểm dùng bút và máy đo là các bước đo rất nhỏ, tăng từng 0,1 độ pH, ví dụ 7,0 – 7,1 – 7,2. Tuy nhiên để có được giá trị đúng thì phải thường hiệu chỉnh 1 tuần/lần.

Độ mặn

Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm cũng như chất lượng nước trong ao. Đối với tôm thẻ chân trắng độ mặn tốt nhất là 10 – 15‰, với tôm sú độ mặn thích hợp là 8 – 20‰.

Người nuôi có thể kiểm tra độ mặn của nước thường xuyên bằng tỷ trọng kế, khúc xạ kế hay các loại máy đo kỹ thuật để theo dõi và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Độ kiềm

Độ kiềm là thước đo khả năng giữ pH ổn định và được tính bằng đơn vị mg/l CaCO3. Độ kiềm cho ao tôm nên trong khoảng 100 – 150 mg/l. Độ kiềm cao thì pH ít dao động. Độ kiềm thấp thì pH thay đổi mạnh, bất lợi cho tôm.

Để kịp thời phát hiện những biến đổi độ kiềm trong ao, người nuôi tôm cần đo độ kiềm thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày. Ba phương pháp đo độ kiềm thường được áp dụng là phương pháp chuẩn độ, sử dụng máy đo và sử dụng bộ Test Kit.

 Phương pháp đo chuẩn độ: Yêu cầu độ chính xác cao, thường được áp dụng trong các phòng thí nghiệm.

Sử dụng máy đo độ kiềm: Đây là cách đo độ kiềm khá phổ biến hiện nay với độ chính xác cao và dễ thao tác. Các máy đo độ kiềm thường có thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng cầm nắm để tiện mang ra ao nuôi.

Sử dụng bộ Test Kit: Với ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng, giá rẻ nên đây là cách đo độ kiềm được rất nhiều người áp dụng. Trong 3 cách đo độ kiềm trên, Test Kit và sử dụng máy đo là 2 phương pháp đo độ kiềm được sử dụng nhiều hiện nay.

Độ trong

Nước trong hay đục là do phù sa lơ lửng hay quần thể vi sinh vật (tảo và vi khuẩn). Tảo rất quan trọng, vì tảo vừa là nguồn thức ăn, vừa là nguồn cung cấp và tiêu thụ oxy hòa tan. Có tảo lợi nhưng cũng có tảo hại như tảo lam. Tảo nhiều thì ban ngày oxy hòa tan cao, nhưng đêm oxy hòa tan lại thấp, do đó cần giữ mật độ tảo vừa phải. Đục do phù sa không có lợi cho sự phát triển của tảo, nên cần lắng trước khi gây màu nước. Khi phù sa đã lắng, thì độ trong/đục của nước đặc trưng cho nồng độ tảo. Độ trong 30 – 35cm là tối ưu cho nước nuôi tôm.

Để kiểm soát tốt độ trong của nước cần tiến hành kiểm tra thường xuyên. Có thể kiểm tra bằng các loại máy đo độ đục hoặc kiểm tra đơn giản bằng cách cho cánh tay trực tiếp xuống ao. Để nước ngập đến khuỷu tay và quan sát, nếu không nhìn thấy bàn tay là được.

Ammonia ở dạng tự do (NH3)

Ammonia được sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ có chứa N. Ammonia ở dạng tự do (NH3), rất độc đối với tôm cá. Nồng độ NH3 tăng khi pH và nhiệt độ tăng. Hàm lượng NH< 0,1 mg/L là thích hợp cho tôm nuôi.

Hydro sulfide (H2S)

Hydro sulfide (H2S) là khí rất độc đối với tôm và động vật trong đó có con người. H2S hình thành do sự phân hủy yếm khí thức ăn thừa, xác cây cỏ và chất thải của vật nuôi, hay từ quá trình phản sulfat hóa yếm khí. Bùn đáy có màu đen và có mùi trứng thối là vì sự hiện diện của H2S.

Hàm lượng H2S phụ thuộc vào pH và nhiệt độ nước, H2 S tăng khi nhiệt độ giảm và pH giảm. Hàm lượng H2S an toàn cho tôm là < 0,03 mg/l. Để tránh sự hình thành nhiều khí H2S gây độc cho ao nuôi cần hạn chế tích lũy hữu cơ ở đáy ao và đảm bảo ao nuôi thoáng khí, đủ hàm lượng oxy hòa tan, tránh hiện tượng yếm khí làm phát sinh H2S.

Nhiệt độ

Nhiệt độ trong khoảng  26 – 30oC cho năng suất cao nhất, tôm lớn nhanh và tỷ lệ sống cao. Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ánh nắng mặt trời, gió, mưa và quạt nước. Nắng làm nước nóng lên. Gió có tác dụng khuấy đảo lớp nước mặt. Để bảo đảm ổn định nhiệt độ cho tôm nuôi độ sâu nước từ 1,2 – 1,5m là thích hợp. Nếu ao quá cạn sẽ bất lợi do nước quá lạnh vào ban đêm và quá nóng vào ban ngày.

Nhiệt độ càng cao thì nước càng ít oxy; trong khi trao đổi chất trong cơ thể tôm và sự phân hủy các chất bẩn trong nước xảy ra càng nhanh, nghĩa là càng cần nhiều oxy hơn. Do vậy nhiệt độ cao rất nguy hiểm, vì có thể dẫn đến thiếu hụt oxy.

Dụng cụ phổ biến nhất để đo nhiệt độ trong ao nuôi là nhiệt kế thủy ngân. Bên cạnh đó, một vài máy đo oxy hòa tan cũng có tích hợp chức năng đo nhiệt độ.

Ngoài việc lựa chọn con giống tốt, thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thì việc quản lý chất lượng nước là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình nuôi, tạo môi trường thuận lợi sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh hơn và tạo nên một vụ mùa thành công.

Để lại một bình luận